Không nhận diện được thuê bao. Vui lòng đăng nhập hoặc truy cập bằng 3G của Viettel. Để đăng ký dịch vụ Click vào Đây!
Mơ thấy ác mộng
Mơ thấy ác mộng
1.0
0 VND 5276
10 bình luận
Độ tuổi : 00+
  • Chi tiết

Ác mộng là gì?

Một cơn ác mộng trong giấc mơ là giấc mơ mang tính chất đau buồn, mang về cảm giác lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn trước mắt. Cơn ác mộng có thể xảy ra với bất cứ ai ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, chính điều đó có thể gây ra một phản ứng cảm xúc tiêu cực mạnh đến tâm hồn, làm chúng ta lo sợ hay phát kinh phát dị. Ác mộng cũng gây ra sự tuyệt vọng, lo lắng và buồn bã. Cơn ác mộng có thể xảy ra từ sự căng thẳng, từ thức ăn cay, uống rượu, hút thuốc và chế độ ăn uống xấu. Cơn ác mộng tái diễn thường xuyên, mặt khác là do cảm xúc bị dồn nén hoặc bị ảnh hưởng từ các sự kiện trong cuộc sống. Nếu chúng ta mơ thấy ác mộng, nhưng không quan tâm nó, thì nó cũng sẽ như đồng hồ báo thức, nó sẽ trở lại sớm hay muộn. Cơn ác mộng tái diễn & lặp đi lặp lại có thể dừng lại một khi các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống được xử lý và loại bỏ.

Nguyên nhân chính dẫn đến mơ thấy Ác mộng

Dùng thuốc - Nếu có thói quen dùng thuốc, hoặc một người nghiện đang nghiện ma túy sẽ dễ bị những cơn ác mộng hay những nỗi sợ hãi vào ban đêm. Người nghiện ma túy trải nghiệm những cơn ác mộng cho đến khi hết nghiện.

Ăn nhẹ vào ban đêm - Bạn sẽ không nghĩ rằng những gì bạn ăn trước khi đi ngủ sẽ gây ra một cơn ác mộng. Khi bạn ăn bất kỳ thực phẩm có nhiều chất protein, đường, thì chính những điều này dễ dàng mang đến một cơn ác mộng cho bạn. Lý do đằng sau vấn đề này là cơ thể bạn đang đốt cháy năng lượng với tốc độ nhanh chóng và có thể làm tăng sự trao đổi chất và tín hiệu não sẽ chủ động hơn. Những thực phẩm như pho mát đã được biết đến như cách giúp giấc mơ của bạn sinh động hơn đó.

Thuốc chống trầm cảm - Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những cơn ác mộng rất sinh động trong giai đoạn đầu của giấc ngủ.

Tâm lý -  Những người bị trầm cảm có nhiều khả năng trải nghiệm những cơn ác mộng hơn những người bình thường.

Mất ngủ -  Mất ngủ là một trong những nguyên nhân chính của những cơn ác mộng. Lý do thiếu ngủ bao gồm do công việc, căng thẳng hoặc trầm cảm. Ngừng thở khi ngủ và chứng chân không yên (restless legs syndrome – RLS), còn gọi là hội chứng Wittmaack-Ekbom, là một tình trạng bệnh nhân có nhu cầu cử động một phần cơ thể, nhu cầu này không thể cưỡng lại được, nếu để yên sẽ có cảm giác rất khó chịu. cũng có thể góp phần vào những cơn ác mộng. Nếu bạn đang bị thiếu ngủ, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.

Các nguyên nhân khác của cơn ác mộng bao gồm:

- Trải qua cái chết của một người thân hoặc ai đó gần gũi với bạn
- Bỏ hút thuốc, uống rượu hoặc đang dán các vết thương
- Sử dụng số lượng lớn rượu trong cơ thể
- Đang chiến đấu một căn bệnh
- Có một phản ứng xấu với thuốc
- Phải đối phó với một vấn đề gì đó trong cuộc sống
- Quá nhiều sự sự căng thẳng và lo âu
- Tổn thương từ các vấn đề bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực

Làm thế nào để dừng cơn ác mộng của bạn:

Nếu bạn mơ thấy Ác mộng, hãy cố gắng nhớ lại và gạch chân các yếu tố có thể gây ra những cơn ác mộng của bạn, bằng cách kiểm tra lối sống của bạn. Có hiện tượng tích tụ những căng thẳng gần đây? Bạn đã từng dùng bất cứ loại thuốc nào có thể ảnh hưởng giấc ngủ của bạn? Phân tích những gì mà cơn ác mộng sẽ giúp tìm ra những vấn đề trong cuộc sống của bạn, bạn cần phải giải quyết.

Lời khuyên cách để chấm dứt những cơn ác mộng

Thư giản - Dành thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ là một sự khởi đầu tốt. Bạn có thể luyện tập các bài tập Yoga và thở 10 phút trước khi đi ngủ mỗi đêm. Nghe nhạc thư giãn nhẹ nhàng trong giấc ngủ, bình tĩnh tinh thần của mình.

Phân tích ác mộng của bạn - Không có nhiều người có thể hiểu và nhớ những cơn ác mộng, mặc dù nhớ và chú ý đến những biểu tượng trong cơn mơ sẽ cung cấp cho bạn một sự hiểu biết tốt hơn về những gì vô thức được ám chỉ. Sau đó hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm giấc mơ để tìm các chi tiết trong giấc mơ ác mộng của bạn nhé!

Giấc mơ minh mẫn hay tỉnh táo - Nếu bạn tìm hiểu làm thế nào để kiểm soát và thiết lập giấc mơ của bạn, thì đây là một sự khởi đầu. Học cách minh mẫn và kiểm soát giấc mơ không phải là cách dễ dàng, nhưng một khi bạn làm được điều đó, cuộc sống trong giấc mơ thật tươi đẹp với bạn.

Sức khỏe - Chăm sóc tốt cho cơ thể của bạn khi bạn phải làm việc quá mệt mõi. Ăn uống lành mạnh có nhiều lợi ích và mang lại cảm giác tốt cho bạn. Bạn sẽ có được giấc ngủ yên bình và ít ngáy. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ của những cơn ác mộng.

Thiền - Thiền 5 phút trước khi đi ngủ có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ và tránh được những ác mộng.

Những cơn ác mộng phổ biến

  • Mơ thấy bị rơi xuống - Rơi xuống từ cao trong giấc mơ là cơn ác mộng là một phổ biến của nhiều người.
  • Mơ bị rụng răng - Rụng răng giấc mơ cũng được phân loại như là một cơn ác mộng. Mất răng hoặc răng rơi ra có thể là điều vô cùng đáng sợ, nhưng nó thường liên quan đến việc cũ và căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
  • Mơ thấy thi cử - Những giấc mơ rất phổ biến ở trẻ em trong tuổi vị thành niên, nó cũng được xem là ác mộng
  • Mơ bị đuổi đánh - Bị đuổi đánh được phân loại như là một cơn ác mộng và khá phổ biến trong giấc mơ
  • Mơ thấy Rắn rết - Mơ thấy Rắn được xem là những cơn ác mộng đáng sợ nhất và phổ biến nhất
  • Mơ thấy Tai nạn - Những giấc mơ về tai nạn xe cộ, bị tông cũng thường mang đến cơn ác mộng khủng khiếp cho người mơ
  • Mơ thấy Chết chóc - Mơ thấy mình bị giết hay người thân bị chết làm tâm trí người mơ thực sự hoảng loạn
Cơn ác mộng có thể chỉ dừng lại một khi bạn xử lý được ngọn gốc của vấn đề. Nên bạn cần tìm các vấn đề và xử lý nó, nếu không biết cách giải mã, hãy cố gắng nhớ các chi tiết trong ác mộng và sử dụng chức năng tìm kiếm giấc mơ để giải mã bạn nhé.

Đêm kinh hoàng và cơn ác mộng

Có một quan niệm sai lầm lớn giữa những cơn ác mộng và nỗi sợ hãi ban đêm. Mặc dù cả hai có những đặc tính giống nhau và tương tự như nhau nhưng nó hoàn toàn khác nhau. Đêm kinh hoàng sẽ xảy ra vài giờ đầu tiên của giấc ngủ mà họ trải nghiệm cảm giác sợ hãi nhưng không phải giấc mơ. Thông thường khi một người nào đó tỉnh dậy và giật mình vì một nỗi kinh hoàng nhưng họ không nhớ gì cả. Đêm kinh hoàng thường phổ biến hơn với trẻ, trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 12. Khi ngủ thường sẽ trải qua một "đêm kinh hoàng", anh / cô ấy sẽ gặp khó khăn để tỉnh lại. Nỗi kinh hoàng ban đêm nhiều kịch tính hơn so với những cơn ác mộng và được đi kèm bằng cách hò hét, la hét và đấm đá trong khi ngủ.

Cơn ác mộng có xu hướng sống động hơn bởi vì chúng thường xuất hiện trong giai đoạn REM. REM thường xảy ra trong các giai đoạn khác nhau và thường vào cuối chu kỳ giấc ngủ, đó là lý do tại sao chúng ta có thể nhớ những cơn ác mộng đầy đủ chi tiết.

Cơn ác mộng với trẻ em

Cơn ác mộng thường phổ biến hơn với trẻ em, người lớn ít hơn. Khoảng khoảng một phần tư trẻ em có ít nhất một giấc mơ đáng sợ hay cơn ác mộng một tuần. Những giấc mơ đáng sợ bắt đầu xảy ra khoảng 2-3 tuổi ở trẻ em. Vào thời điểm họ đạt 6 tuổi họ bắt đầu trải nghiệm đầy đủ về những cơn ác mộng. Khoảng độ tuổi 10 và trở lên những cơn ác mộng có xu hướng giảm dần và trở nên ít hơn và ít sinh động. Cơn ác mộng của trẻ em thường liên quan đến tình huống đáng sợ và các sự kiện có liên quan đến họ và những người gần gũi với họ trong đó. Các loại ác mộng mà họ gặp phải là hình ảnh sự kiện kỳ lạ hay "quái vật hay ma quỷ".Trẻ em mơ thấy ác mộng thường nằm yên và ít di chuyển, người lời hay đạp chạy nhảy nếu gặp ác mộng.

Làm thế nào để ngăn chặn cơn ác mộng với trẻ em:

Tiếc là không có cách chữa để ngăn chặn những cơn ác mộng với trẻ em, mặc dù chúng có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng kỹ thuật mà chúng tôi cung cấp dưới đây. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những cơn ác mộng với trẻ em là di truyền và truyền lại từ một hoặc hai thành viên trong gia đình.Hãy tham khảo những cách ngăn ngừa và hạn chế ác mộng với trẻ em sau đây:
  • Nghe nhạc thư giãn cho con của bạn vào ban đêm
  • Tránh xa đồ ăn vặt và thức uống có lượng đường cao
  • Đào tạo trẻ em cách kiểm soát giấc mơ của họ. Nói với con của bạn những con quái vật trong cơn ác mộng có thể xảy ra và nói con bạn không sợ.
  • Đọc một cuốn sách hay và giữ những suy nghĩ tích cực trong đầu của con bạn trước khi đi ngủ.
  • Nói chuyện với con bạn và hỏi họ những gì con bạn lo ngại lớn nhất và giải quyết chúng.