Không nhận diện được thuê bao. Vui lòng đăng nhập hoặc truy cập bằng 3G của Viettel. Để đăng ký dịch vụ Click vào Đây!
Cách sắp xếp Mệnh lý bát tự tứ trụ
Cách sắp xếp Mệnh lý bát tự tứ trụ
1.0
0 VND 4436
10 bình luận
Độ tuổi : 00+
  • Chi tiết

Sắp xếp niên trụ:

Niên trụ là năm sinh, dùng can chi của âm lịch để biểu thị. Chú ý đường phân giới giữa năm trước và năm sau là lấy thời khắc giao tiết của ngày Lập xuân để phân chia mà không phải dùng mùng 1 tháng 1 âm lịch để phân chia.Như một người sinh mùng 3 tháng 1 năm 1998, do Lập xuân năm 1998 là 8 giờ 53 phút mùng 8 tháng 1, nên niên trụ của người đó là Đinh sửu 1997 mà không phải là năm Mậu Dần 1998.

Sắp xếp nguyệt trụ:

Nguyệt trụ là dùng can chi của Âm lịch biểu thị tiết lệnh của tháng sinh trong năm đó. Chú ý can chi của tháng không phải dùng mung 1 của mỗi tháng làm đường phân giới mà dùng tiết lệnh làm chuẩn. Trước khi giao tiết là tiết lệnh của tháng trước, sau khi giao tiết là tiết lệnh của tháng sau.

Âm lịch mà chúng hay dùng hiện nay thì hạ lịch là tháng kiến Dần, tức thangs1 của mỗi năm là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, cứ như vậy thì tháng 12 là tháng Sửu. Địa chi trong nguyệt trụ mỗi năm cố định không đổi, bắt đầu từ tháng Dần, kết thúc ở tháng Sửu. Thiên can không cố định, không giống với năm nguyệt can có sự khác biệt, cách lấy nguyệt can như khẩu quyết dưới đây:

Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ, Ất Canh chi niên Mậu vi đầu.
Bính Tân chi tuế tâm Canh Thổ, Đinh Nhâm Nhâm Dần thuận Thủy lưu
Nhược vấn Mậu Quý hà xứ khởi, Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu

Cách dùng khẩu quyết: Tất cả năm Giáp năm Kỷ thì Thiên can tháng 1 là Bính, Thiên can thán 2 là Đinh, còn lại suy diễn tương tự. Để tiện tra cứu, hãy sử dụng bảng sau đây:

Sắp xếp nhật trụ:

Là phương pháp dùng can chi của âm lịch đại diện cho ngày sinh. Can chi ghi ngày cứ 60 ngày là một vòng tuần hoàn, do tháng đủ, thiếu và tháng nhuậ không giống nhau nên can chi ngày phải tra lịch vạn niên. Cần nói rỏ là: Một ngày bắt đầu từ 11 giờ đêm hôm trước đến 11 giờ đêm hôm sau là ngày hôm nay, tức giờ Tý là đường phân giới của ngày.

Sắp xếp thời trụ:

Thời trù chính là can chi của giờ sinh, cùng gọi là thời thìn. Thời trụ cố định không đổi, bắt đầu từ giờ Tý buổi tối thuận theo chiều kim đồng hồ đến giờ hoijwm 12 thời thìn là 1 ngày, mỗi thời thìn là 2 tiếng. Đường phân giới giữa ban ngày và ngày dùng giờ Tý để phân chia, tức 11 giờ đêm. Trước 11 giờ đêm là giờ hợi của ngày hôm trước, qua 11 giờ đêm là giờ tý của ngày hôm sau. Điểm này cần đặc biệt chú ý, đừng cho rằng đúng 12 giờ đêm là điểm phân giới của một ngày.

Bảng giờ Âm trong ngày

Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
Mão (5-7 giờ): Lúc trăng còn sáng (mắt thỏ ngọc/mèo sáng).
Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
Mùi (13-15 giờ): Lúc dê (cừu) ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.

Người xưa chia 1 ngày làm 12 thời thìn, tức:

Dạ bán giả Tý dã, kê  minh giả Sửu dã, bình đán giả Dần dã, nhật xuất giả Mão dã.
Thực thời giả Thìn dã, ngung trung giả Tỵ dã, nhật trung giả Ngọ dã, nhật điệt giả Mùi dã
Bô thời giả Thân dã, nhật nhập giả Dậu dã, hoàng hôn giả Tuất sãm nhinh định giả Hợi dã
Dịch lại như sau:
Nữa đêm là giờ Tý, gà gáy là giờ Sửu, tảng sáng là giờ Dần, mặt trời mọc là giờ Mão, ăn sáng là giờ Thìn, mặt trời chiếu ánh sáng le lói giữa trưa là giờ Tỵ, giữa trưa là giờ Ngọ, mặt trời xế bóng là giờ Mùi, ăn chiều là giờ Thân, mặt trời lặn là giờ Dậu, hoàng hôn là giờ Tuất, mọi người dừng mọi hoạt động và đin ngủ là giờ hợi.

Địa chi của thời trụ là cố định không đổi, mà Thiên can lại không giống, vì vậy có thể tra giờ trong ngày căn cứ theo bảng sau:

Hãy tìm hiểu và tra giờ âm lịch chính xác dựa vào bảng sau

Ngoài ra còn có khẩu quyết sau sẽ giúp nhớ tốt hơn, cũng gọi là "Ngũ thử độn":

Giáp Kỷ hoàn gia Giáp, Ất Canh bính tác sơ
Bính Tân tòng mậu khởi, Đinh Nhâm Can Tý Cư
Mậu Quý hà phương phát, Nhâm Tý thị chân đồ

Cách dùng bảng và ca quyết ở trên giống như với cách lấy tháng trong năm. Như Thiên can của giờ mão ngày Bính Thân là Thân, tức giờ Thân Mão.