Khái niệm âm dương từ rất sớm còn rất đơn sơ, đó chỉ là ánh sáng ở phía
sau và trước mặt trời. Nhận thức đơn sơn về hai phương diện chính và
phản.
Hàm nghĩa mở rộng hơn nữa đó là lý giải về vật chất âm dương vận động.
Theo nhận thức ngày càng sâu sắc, cổ nhân đã dần dần có sự lý giải rộng
hơn về âm dương, họ đã dùng âm dương để giải thcihs về những hiện tượng
dương thời àm những khái niệm khác không hoặc khó có thể giải thích
được.
Tư tưởng âm dương thành thục, một âm một dương gọi là đạo.
Học thuyết âm dương được thể hiện rất đầy đủ trong Kinh dịch. Cái gọi là
thái cực sinh lưỡng nghi, thái cực chỉ là trạng thái hỗn độn ban đầu
của vũ trụ, là thể hỗn độn của trời đất, Càn khôn, Cương nhu, Âm Dương,
có thể mãi mãi phân thành hai, lưỡng nghi chỉ trời đất, mở rộng ra là
chỉ tất cả sự vật đều có thể phân thành hai, chỉ sự tương đối của các sự
vật, hiện tượng.
Thái cực: Thái cực đại biểu cho nguồn gốc, bao hàm tất cả, có thể mãi
mãi phân thành hai, cứ như vậy cho đến vô cùng. Thái cực gồm: Trời đất,
Càn khôn, Cương nhu, Âm dương, Lý khí.
Âm dương cũng được thể hiện trong hiện tượng đời sống xã hội như sau:
Nam là dương, Nữ là âm, Vua là dương, Dân là âm, Quân tử là dương, Tiểu
nhân là âm...Từ trên ý nghĩa này mà nói, bất luận là trong cuộc sống xã
hội hay trong giới tự nhiên đều tồn tại mặt đối lập, và mặt đối lập đó
chính là âm dương.